Học Ki Quân Đội
Rất nhiều cuộc gọi của Phụ huynh và các cơ sở đoàn trong suốt hơn tháng qua, chung quanh chỉ một ý quan trọng “học kì quân đội của Trung tâm TTN miền Nam” đang giới thiệu có khác gì với các học kì quân đội mà chúng tôi thấy cũng có giới thiệu khắp nơi”. Cũng nhiều ý kiến trao đổi qua lại, cũng đề nghị nào là nên xác định tác quyền của học kì quân đội, nên ra thông báo đề nghị các đơn vị khác không được sử dụng tên gọi Học kỳ quân đội, nào là phải đăng báo để giải thích cho mọi người hiểu về Học kỳ quân đội..v..v.
Các nhà tổ chức cứ trăn trở những điều ấy, thế nhưng có một điều mà mọi người lại ít quan tâm: học kì quân đội sẽ làm những gì cho các bạn trẻ, sẽ làm sao để trở thành một hoạt động giáo dục hay, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng từ những em học sinh thành phố đến những em nghèo nông thôn, từ những em đã từng được ấp ủ trong vòng tay yêu thương, đầy đủ của cha mẹ, gia đình đến những em học sinh còn chưa đủ cái ăn, cái mặc hằng ngày, để học kì quân đội không phải là “Chương trình bạc triệu” như lời 1 Cựu chiến binh đã nói khi cầm lá đơn xin giảm học phí nộp cho cháu mình tham gia…
Tôi nhớ khi còn đang công tác ở Thành Đoàn Tp.HCM, cũng có 1 vài ý kiến đề nghị xác định xem ai là tác giả của Mùa hè xanh khi còn là Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, khi đó đã trở thành 1 chương trình tình nguyện thu hút rất đông đảo sự quan tâm của xã hội. Lúc đó, các đồng chí trong Ban thường vụ Thành Đoàn đã kết luận, đại ý, cũng chẳng nên chú ý quan tâm nhiều đến chuyện ai là tác giả, hãy cố gắng, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi người hãy đóng góp cho Mùa hè xanh trong học kì quân đội ngày càng phát triển sâu và rộng hơn. Đó mới là cách để cho 1 phong trào tồn tại và phát triển…
Một số phụ huynh nhìn nhận về khóa học như một "chiếc đũa thần" nhiệm màu. Họ kỳ vọng chỉ cần học ở đây, trẻ sẽ biến đổi tâm tính hoàn toàn từ xấu trở thành tốt, trong khi bố mẹ không có thời gian chăm sóc đến con. Thậm chí nhiều teen sau khi đi học có những biến đổi tích cực thời gian đầu, song về đến nhà tiếp tục được nuông chiều nên "ngựa quen đường cũ". Chứng kiến cảnh này, cha mẹ lại đâm ra thất vọng.
Như trường hợp của em Dũng từng tham gia hoc ki quan doi do Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (quận 3, TP HCM) tổ chức. Sau khi học lớp Bộ sinh sơ cấp về, em đã biết tự giác gấp mùng mền, chăn chiếu và rửa chén giúp mẹ. "Nhưng được mấy hôm thôi, rồi mẹ bảo không cần phải vất vả, cứ để cho người giúp việc làm. Thế là em cũng thôi luôn", cậu bé 14 tuổi hồn nhiên kể.
Trên một trang diễn đàn làm cha mẹ, phụ huynh có nick name Kim Thuy cũng than thở: "Năm ngoái chắt chiu cả tháng lương để dành cho con trai tham gia học kì quân đội. Về đến nhà, được mấy ngày đầu cháu rất ngoan, có vẻ tiến bộ rõ rệt, biết giúp đỡ và thương bố mẹ hơn, nhưng khoảng một tuần sau thì đâu lại vào đó. Tôi nghĩ chương trình 10 ngày chưa đủ mà nên là một hoặc 2 tháng".
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét